top of page

Buddhism is Buddha Shakyamuni's educational system-Phật giáo là hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca

Writer's picture: Amitabha Pure Land BuddhismAmitabha Pure Land Buddhism

Updated: Dec 13, 2023



[Tiếng Việt bên dưới]


Buddhism is Buddha Shakyamuni's educational system, which is similar to that of Confucius for both presented similar viewpoints and methods. The goal of Buddhist education is to attain wisdom. In Sanskrit, the language of ancient India, the Buddhist wisdom was called "Anuttara-samyak-sambhodi", meaning the perfect ultimate wisdom. The Buddha taught us that the main objective of our practice or cultivation was to achieve this ultimate wisdom. He further taught us that everyone has the potential to realize this state of ultimate wisdom, as it is an intrinsic part of our nature, not something one obtains externally. However, most of us have become confused through general misconceptions and therefore, are not able to realize this potential. Therefore, if we break through this confusion, we will realize this intrinsic part of our nature. Thus, Buddhism is an educational system aimed at regaining our own intrinsic nature. It also teaches absolute equality which stemmed from Buddha's recognition that all sentient beings possess this innate wisdom and nature. Therefore, there is no inherent difference among beings. Everyone is different now because we have lost our true nature and have become confused. The degree of wisdom exhibited by individuals depends on the degree of delusion and has nothing to do with the true nature of the individual. The Buddha's teaching helps us realize that innate, perfect, ultimate wisdom. With wisdom, we can then solve all our problems and turn suffering into happiness. Due to our lack of wisdom, we perceive, view and behave foolishly, and thus suffer the consequences evoked by our incorrect actions. If we have wisdom, our thoughts, viewpoints and behavior will be correct; how then can we suffer when there are no ill consequences to suffer from? Of course, we will be happy. From here, we can see that suffering is caused by delusion, and the source of happiness is our own realization of wisdom.

- Master Chin Kung - From "The collected works of Venerable Master Chin Kung", translated by Silent Voices --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phật giáo là một hệ thống giáo dục của Phật Thích Ca, tương tự như nền giáo dục của Khổng Tử, vì cả hai hệ thống này trình bày những quan điểm và những phương pháp giống nhau. Mục tiêu của nền giáo dục Phật giáo là đạt tới trí huệ. Trong tiếng Sanskrits, cổ ngữ của Ấn Độ, trí tuệ Phật giáo được gọi là "Anuttara-samyak-sambhodi", tức "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", hay "trí tuệ của hoàn hảo tối thượng". Đức Phật dạy rằng mục đích chính yếu của việc tu tập là đạt trí tuệ vô thượng này. Ngài còn dạy rằng ai cũng có tiềm năng chứng ngộ trạng thái trí tuệ tối thượng, vì nó là một thành phần cốt yếu trong chân tính của con người, chứ không phải là một cái gì ở bên ngoài để người ta thủ đắc. Nhưng vì đại đa số chúng sinh quá vô minh nên đã không biết tới tiềm năng này. Vì vậy nếu biết giải trừ vô minh lầm chấp thì chúng ta sẽ chứng ngộ được phần cốt yếu trong chân tính của mình. Vậy Phật giáo là một hệ thống giáo dục nhắm tới việc chứng ngộ chân tính. Phật giáo cũng dạy về sự bình đẳng tuyệt đối, vì Đức Phật nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh tức lả chân tính và trí tuệ vô thượng. Vì thế không có sự khác biệt thực sự nào giữa chúng sinh. Hiện tại chúng ta thấy mọi người có sự sai biệt khác nhau, đó là vì chúng ta không nhận ra chân tính của mình và đã trở nên vô minh, mức độ thông minh của mỗi người tùy thuộc vào mức độ vô minh chứ không liên quan gì tới chân tính của người đó. Giáo lý của Đức Phật giúp chúng ta nhận ra trí tuệ nội tại hoàn hảo và vô thượng của mình. Với trí tuệ, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề và chuyển khổ đau thành phúc lạc. Do thiếu trí tuệ mà chúng ta đã có nhận thức, ý kiến và hành vi sai lầm, và do đó phải chuốc lấy những nghiệp quả xấu. Nếu có trí tuệ thì ý nghĩ, quan điểm và hành vi của chúng ta đúng đắn, và như vậy ta sẽ không phải chịu sự hành hạ của đau khổ, và tất nhiên ta sẽ hưởng những niềm vui. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng vô minh là nguyên nhân của đau khổ, và chứng ngộ trí huệ là gốc rễ của phúc lạc.

- Pháp sư Tịnh Không - Trích từ "Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không", Việt dịch: Thích Nguyên Tạng


5 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

No Rights Reserved / Không có bản quyền

  • Facebook
  • Instagram
bottom of page